Siêu thị ngoại không được bán những mặt hàng nào ở Việt Nam?

Nhiều mặt hàng nằm trong 7 nhóm sản phẩm các siêu thị FDI cam kết không được phép phân phối tại Việt Nam vẫn đang được bày bán trên các kệ hàng của một số hệ thống siêu thị ngoại.

Theo xếp hạng của Hãng nghiên cứu Thị trường A.T. Kearey, Việt Nam được đánh giá là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 trên toàn cầu, đang thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này.

Trong cam kết với WTO về phạm vi các loại sản phẩm các nhà cung cấp nước ngoài được phép phân phối, Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối đối với tất cả sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Thế nhưng theo khảo sát của Zing.vn, ở một số hệ thống siêu thị ngoại vẫn đang bày bán các sản phẩm nằm trong danh mục không được phép cung cấp, cụ thể là gạo. Nhiều thương hiệu có xuất xứ nước ngoài và xa lạ với thị trường Việt vẫn đang được ung dung bày bán trong các siêu thị như MM Mega Market, Lotte Mart…Tuy nhiên, Việt Nam loại bỏ hoàn toàn 7 nhóm sản phẩm khỏi danh mục cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phân phối tại Việt Nam. Bảy nhóm sản phẩm bao gồm thuốc lá và xì gà; sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược phẩm; thuốc nổ; dầu thô và dầu đã qua chế biến; gạo, đường mía và đường củ cải.

Sieu thi ngoai khong duoc ban nhung mat hang nao o Viet Nam? hinh anh 2
Nhiều thương hiệu gạo nhập khẩu từ Thái Lan được bày bán ở những vị trí bắt mắt trong siêu thị MM Mega Market (quận 2, TP.HCM). Ảnh: H.B.

Hàng loạt các nhà bán lẻ nước ngoài với chuỗi siêu thị lớn đang có mặt ở Việt Nam như Lotte Mart (Hàn Quốc) với 13 siêu thị và đại siêu thị, Big C (Thái Lan)với 35 siêu thị, MM Mega Market (Thái Lan) với 19 trung tâm, AEON (Nhật Bản) với 4 trung tâm, GO! (Thái Lan) với 2 trung tâm, FujiMart (Nhật Bản) với 1 trung tâm… đã cùng với các doanh nghiệp trong nước làm nên một thị trường bán lẻ đầy sôi động.

Thậm chí, nhà đầu tư Hàn Quốc còn có tham vọng đạt được 60 siêu thị Lotte Mart ở Việt Nam vào năm 2020. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang chờ đón sự xuất hiện của một số nhân tố mới như Muji (Nhật Bản), IKEA (Thuỵ Điển),… sắp bước chân vào thị trường Việt Nam.

Có thể khẳng định dịch vụ bán lẻ Việt Nam là một trong những phần hấp dẫn nhất trong thị trường phân phối với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục cả trong những giai đoạn kinh tế khó khăn. Theo dữ liệu của Tổng Cục thống kê, tổng doanh thu bán lẻ ở thị trường Việt Nam đã đạt 3.942 nghìn tỷ đồng vào năm 2017.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều các sản phẩm nhập khẩu được bày bán trên thị trường Việt Nam, làm tăng sức ép cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên chính thị trường trong nước.

Nguồn copy: zing.vn

link: https://news.zing.vn/sieu-thi-ngoai-khong-duoc-ban-nhung-mat-hang-nao-o-viet-nam-post964273.html

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *